järn

Sắt là gì và là những gì tác động trên cơ thể của nó đã vượt quá và thiếu hụt?

Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể con người. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.

Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể con người. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong các mô cơ, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động mô cơ, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.

Đặc biệt đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.

Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ sẽ giảm sút, làm cho cơ thể mệt mỏi kém tập trung trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, gây hiện tương tim đập nhanh, hoa mắt, mệt mỏi, hay ngủ gật. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn niên thiếu, sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ hệ thần kinh.

Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Môi trường sống ở Việt Nam hiện rất ô nhiễm, khói bụi có hàm lượng chì rất cao. Do đó những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.

Vai trò của sắt với sức khoẻ con người

Sắt được dự trữ chủ yếu trong các tế bào gan và các đại thực bào của con người.

Nguồn dự trữ sắt trong gan sẽ được mang ra sử dụng, khi cơ thể cần một lượng lớn chất sắt, như trong giai đoạn phát triển của trẻ em, và trong quá trình mang thai của phụ nữ.

  • Đối với người lớn

    – Sắt là loại khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu cho cơ thể.

    – Bên cạnh đó, Sắt có lợi cho quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Vì thế, cơ thể đầy đủ Sắt, sẽ hoạt động một cách hiệu quả.

    Ngoài ra, Sắt còn giúp tăng khả năng tập trung của trí não.

  • Đối với trẻ em

    – Thiếu Sắt, sẽ dẫn đến bệnh suy tim ở trẻ nhỏ, khiến trí não của trẻ kém phát triển.

    – Khi thiếu Sắt, trẻ thường có biểu hiện ngủ gật, học tập kém, do thiếu tập trung. Những trẻ thiếu sắt thường có làn da xanh xao và tái nhợt.

    – Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

  • Đối với phụ nữ có thai

    – Sắt là loại khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

    – Khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung và dự trữ lượng sắt cần thiết, để phục vụ cho quá trình dưỡng thai và mất máu khi sinh nở.

    – Thiếu sắt trong thai kỳ, có thể dẫn đến việc sẩy thai hoặc trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và rất dễ bị bệnh.

Tại sao lại là sắt?

Sắt cũng quan trọng như năng lượng. Công việc chính của sắt trong cơ thể là giúp mang oxy từ phổi đến mọi tế bào. Khi bạn không có đủ oxy vào tế bào, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Đối với não bộ, nồng độ oxy ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả nhận thức. Nếu não không có đủ oxy, bạn chắc chắn không thể suy nghĩ minh mẫn. Trên thực tế, bộ não sử dụng tới 20% tổng lượng oxy trong cơ thể. Do đó, nhiệm vụ giao vận oxy của sắt cũng rất quan trọng.

Đối với cơ bắp, không đủ sắt cũng làm thiếu hụt oxy khiến bạn không thể đạt được hiệu suất vận động tối đa. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể cũng đòi hỏi sắt. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, cũng có thể là do thiếu sắt

Với tiêu hóa, sắt là một phần không thể thiếu trong nhiều chức năng của enzyme, giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng khác. Rõ ràng, khi nạp protein, chất béo và carbohydrate từ bữa ăn, chúng ta có nhiều năng lượng hơn và khỏe mạnh hơn mà một phần cũng nhờ sắt.

Ngoài ra, ở giai đoạn đang trưởng thành, sắt còn giúp cân bằng các hooc-môn. Chất dinh dưỡng này cũng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất giúp bạn có làn da, móng tay và mái tóc khỏe mạnh. Thiếu sắt có thể dẫn đến những vết thâm tím xuất hiện trên da.

Thừa sắt là gì?

Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng lượng chất sắt từ thực phẩm bạn ăn. Nhưng trong bệnh thừa sắt, cơ thể hấp thụ quá nhiều và không có cách nào để loại bỏ chất sắt. Vì vậy, cơ thể sẽ dự trữ sắt thừa trong khớp và các cơ quan như gan, tim và tuyến tụy, do đó gây tổn thương các khu vực này. Nếu không được điều trị, thừa sắt có thể làm cho các cơ quan ngừng hoạt động.

Có hai loại thừa sắt:

Thừa sắt nguyên phát là tình trạng di truyền. Nếu bạn nhận được hai trong số các gen gây ra bệnh, từ bố hoặc mẹ, bạn sẽ có nguy cơ bị rối loạn này cao hơn.

Bệnh thừa sắt thứ phát xảy ra do các tình trạng khác gây ra. Bao gồm:

  • Một số loại bệnh thiếu máu
  • Bệnh gan
  • Được truyền máu nhiều
sắt

10 ấu hiệu của cơ thể thiếu sắt

  • Kiệt sức
    Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt và có lẽ cũng khó phát hiện nhất, vì phụ nữ rất hay cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, thiếu sắt khiến ô xi tới các mô ít hơn, vì thế cơ thể bị cạn kiệt nguồn năng lượng cần thiết. Nếu sự mệt mỏi “bình thường” của bạn đi kèm với cảm giác yếu ớt, bồn chồn hoặc không thể tập trung, thì cần nghĩ đến việc bổ sung sắt.
  • Kinh nguyệt nhiều
    Ở phụ nữ, nguyên nhân số một của thiếu sắt là kinh nguyệt quá nhiều khiến cho cơ thể không sản xuất kịp để bù lại lượng máu bị mất sau mỗi kỳ đèn đỏ. Lượng kinh nguyệt bình thường chỉ khoảng hai đến 3 thìa cà phê mỗi tháng. Nếu bạn phải thay BVS dưới 2 tiếng mỗi lần thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa.
  • Xanh xao
    Đó là lý do khiến từ “xanh xao” thường được dùng với nghĩa “ốm yếu”. Hemoglobin khiến máu có màu đỏ và nhờ đó mang lại làn da hồng hào. Điều này có nghĩa là lượng protein này thấp có thể “hút cạn” màu sắc ra khỏi làn da. Cho dù da bạn có tông màu gì, nếu bên trong môi, nước răng hoặc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn bình thường, thì thiếu sắt rất có thể là thủ phạm.

  • Hay thở gấp
    Dù bạn hít thở sâu thế nào đi nữa, nếu nồng độ ôxy xuống thấp, bạn sẽ có cảm giác thiếu không khí. Nếu bạn thấy mình “không thở nổi” khi làm những việc mà bình thường bạn vẫn làm tốt – như lên cầu thang hay tập thể dục – thì hãy nghĩ đến nguyên nhân thiếu sắt.

  • Đánh trống ngực
    Tim làm việc quá sức có thể dẫn đến nhịp tim không đều, tiếng thổi ở tim, tim giãn và thậm chí là suy tim. Tuy nhiên đừng vội hoảng sợ. Rất có thể nguyên nhân chỉ là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu bạn đã có vấn đề về tim thì rất cần kiểm tra nồng độ sắt vì thiếu sắt có thể làm cho bệnh tim nặng lên.
  • Chân bồn chồn
    Bạn luôn đứng ngồi không yên? Khoảng 15% số người bị hội chứng chân bồn chồn có thiếu sắt. Lượng sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.
  • Đau đầu
    Cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên dành ôxy cho não trước khi lo ngại về các mô khác, nhưng ngay cả như vậy thì não vẫn không nhận được đủ ô xi ở mức tối ưu. Để đáp lại, các động mạch của não có thể sưng lên, gây đau đầu.
  • Thèm ăn đất sét, vữa tường và đá lạnh
    Còn có tên là bệnh pica, việc thèm (và thực sự ăn) những thứ không phải thức ăn có thể là một dấu hiệu của thiếu sắt. Người bị thiếu sắt có thể rất vồ vập với những món kỳ lạ như phấn, đất sét, chất bẩn và giấy. Nhưng rất may là phần lớn phụ nữ bị thiếu sắt chọn ăn đá lạnh. Do đó những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu cần đi khám lại ngay khi bắt đầu có dấu hiệu thèm ăn đá lạnh.
  • Cảm giác lo âu vô cớ
    Cho dù cuộc sống của bạn chưa đủ stress, thì thiếu sắt cũng có thể khiến bạn có cảm giác lo lắng nhiều hơn. Tình trạng thiếu ô xi làm hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động, khiến cơ thể bị “tăng tốc” quá mức. Thêm nữa, do thiếu sắt khiến tim nhịp nhanh nên bạn dễ có cảm giác căng thẳng ngay cả khi đủ lý do để thư giãn.
  • Rụng tóc
    Thiếu sắt, nhất là khi tiến triển thành bệnh thiếu máu thiếu sắt toàn phát, có thể gây rụng tóc. Lý do là vì cơ thể phải dành ưu tiên ô xi cho những chức năng sống còn, và tóc không nằm trong số đó. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng sợ khi thấy vài sợi tóc rụng. Mỗi ngày một người bình thường bị rụng mất khoảng 100 sợi tóc.

Các thực phẩm giàu chất sắt

Để đảm bảo cơ thể có đầy đủ chất sắt, bạn nên cung cấp những thực phẩm sau đây vào bữa ăn của mình nhé:

  • Gan
  • Hàu
  • Đậu gà
  • Ngũ cốc
  • Hạt bí ngô
  • Đậu nành
  • Đậu lăng
  • Rau bó xôi
  • Thịt bò
  • Thịt heo
  • Thịt gia cầm
  • Đậu Hà Lan
  • Hạt mè.

Hello Bacsi hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn chăm sóc và cung cấp chất sắt cho cơ thể tốt hơn nhé.

Bệnh tim

Hàm lượng sắt vượt quá giới hạn khuyến cáo (lượng sắt khuyến cáo trong 1 ngày đối với phụ nữ từ 19 – 50 tuổi là 18mg; phụ nữ mang thai là 27mg, trong thời kỳ cho con bú là 10mg, đối với người trưởng thành là 8mg) có thể gây hại cho tim, Tăng nguy cơ các bệnh đau tim và đột quỵ. Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim, dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim. Chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Dư thừa chất sắt gây trở ngại cho việc bơm máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu.

Chuyên gia dinh dưỡng và thẩm mỹ được chứng nhận. Chuỗi khách hàng và tư vấn dinh dưỡng của bà trải dài từ những khách sạn quốc tế, các công ty làm đẹp đến các trường tư thục. Bà có kinh nghiệm toàn diện trong các lĩnh vực dinh dưỡng và y học chức năng, bao gồm cả thực hành lâm sàng. Bà thích viết và chia sẻ kiến thức cho mọi người. Bà cũng thích thể thao và du lịch.

We are using cookies on our website

Please confirm that you accept our Privacy Policy. Privacy Policy